Phòng bệnh cho gia súc thời điểm giao mùa

Phòng bệnh cho gia súc thời điểm giao mùa

Với không khí giao mùa, thời tiết đột ngột thay đổi nắng nóng, mưa ẩm xen kẽ làm gia súc,...

Với không khí giao mùa, thời tiết đột ngột thay đổi nắng nóng, mưa ẩm xen kẽ làm gia súc, gia cầm không kịp thích nghi, sức đề kháng giảm. Bên cạnh đó điều kiện vệ sinh không đảm bảo là điều kiện cho vi khuẩn, vi rút phát triển, gây bệnh cho gia súc. Vì vậy, bà con cần có kế hoạch phòng bệnh cho gia súc thời điểm giao mùa để đảm bảo sức khỏe và nâng cao sức đề kháng.

Một số bệnh mà gia súc hay bị nhiễm tại thời điểm này có thể kế đến như:

+  Trâu bò thường bị các bệnh như tụ huyêt trùng, viêm phổi ở bê nghé non, bệnh lở mồm long móng, bệnh cảm lạnh.

+ Bò sữa có thể mắc thêm các bệnh về sinh sản như viêm vú, viêm tử cung âm đạo, bệnh chậm sinh....

+ Lợn có thể mắc một số bệnh như tai xanh, lở mồm long móng, đặc biệt hay mắc bệnh truyền nhễm như 04 bệnh đỏ (Tụ huyết trùng, dịch tả, phó thương hàn, đóng dấu). Ở lợn con hay mắc hội chứng tiêu chảy, viêm phổi, Ecoli ...Và để hạn chế bệnh dịch xảy ra cho gia súc người chăn nuôi cần chủ động phòng bệnh, thực hiện một số biện pháp như:

1/ Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi

Tiêm phòng các loại vắc xin theo hướng dẫn của cơ quan thú y một cách đầy đủ, đúng với từng loại vật nuôi. Tuy nhiên, hiện nay bà con chưa thật sự chú trọng vẫn còn chủ quan với biện pháp này.

2/ Chú ý vệ sinh chuồng trại

Vệ sinh tiêu độc chuồng trại bằng một số loại thuốc sát trùng như vôi bột, Han Iodine, Vikon… đây là biện pháp tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất cao trong công tác phòng chống bệnh. Kết hợp với vệ sinh chuồng trại chính là quá trình tiêu trùng vi khuẩn gây bệnh bằng cách phun thuốc sát trùng định kỳ.

3/ Đảm bảo dinh dưỡng vật nuôi

Để tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi, cần cung cấp đầy đủ thức ăn sạch, dễ tiêu, đảm bảo chất lượng, phù hợp với từng lứa tuổi của con vật. Với trâu bò, nhất là bò sữa cần cân đối lượng thức ăn tinh và thức ăn thô xanh. Chú ý ủ thức ăn xanh hoặc ủ rơm với ure để dự trữ thức ăn. Mặt khác khi trâu bò ăn thức ăn ủ chua còn có tác dụng kích thích cho con vật ngon miệng ăn tốt hơn.

Bổ sung các loại khoáng chất, vitamin để giúp cho con vật nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn mầm bệnh. Đối với lợn và gia cầm có thể bổ sung vào thức ăn, nước uống một số vitamin, khoáng chất, chất điện giải cho con vật ăn trực tiếp. Đảm bảo đủ nước uống cho con vật, nước uống bổ sung một lượng muối nhất định, cần cho uống nước sạch, ngày nhiệt độ xuống thấp, trời lạnh cần cho con vật uống nước ấm.

4/ Thăm khám vật nuôi theo định kỳ

Để đảm bảo vật nuôi phát triển khỏe mạnh thì cần phải thăm khám sức khỏe một cách thường xuyên. Bà con cần xem xét gia súc của mình, nến cho những biểu hiện bất thường như uể oải, chán ăn,… thì cần phải có phương pháp xử lý thích đáng.

 Để thuận tiện cho việc chăm sóc bà con nên sử dụng kìm bấm và thẻ tai cho gia súc, sản phẩm này sẽ giúp kiểm soát khi vật nuôi bị bệnh sẽ dễ theo dõi, phát hiện và cách ly kịp thời.

Việc phòng bệnh cho gia súc vào thời điểm giao mùa sẽ giúp đàn gia súc của bà con phát triển một cách toàn diện mang đến lợi ích kinh tế cao. Chúc bà con thành công!

Tân Bảo Sài Gòn chuyên cung cấp các giải pháp Hàng rào xung điện chuyên dụng giúp quản lý chăm sóc các loại gia súc.

Chi tiết Hàng rào xung điện cho gia súc vui lòng liên hệ với Tân Bảo Sài Gòn theo số Hotline (028) 5431 4242 để được hỗ trợ, tư vấn và cung cấp thêm thông tin nhé!