Cơ chế hoạt động còi hú chống trộm

Cơ chế hoạt động còi hú chống trộm

Còi hú hay còi báo động là một trong những bộ phận quan trọng thường được lắp đặt trong các...

Còi hú hay còi báo động là một trong những bộ phận quan trọng thường được lắp đặt trong các thiết bị chống trộm. Tuy được ứng dụng khá nhiều nhưng đa phần mọi người lại ít khi để ý đến cơ chế hoạt động của còi hú chống trộm là như thế nào.

Cơ chế hoạt động của còi hú chống trộm

Bước 1: Bộ phận cảm biến

Đây là bộ phận ghi lại các tín hiệu trong môi trường nhằm phát hiện những tác động đến tài sản được lắp đặt. Bộ phận này chia làm nhiều dạng như công tắc từ, cảm biến chuyển động, cảm biến va đập, cảm biến rung động, cảm biến khí gas, cảm biến nhiệt và khỏi, nút báo khẩn cấp do người dùng kích hoạt trong trường hợp nguy hiểm cần cảnh báo.

Bước 2: Bộ phận xử lý

Tiếp theo khi bộ phận cảm biến đã ghi nhận các tín hiệu gửi về bộ phận xử lý sẽ tiếp tục các bước. Bộ phận xử lý chính là đầu não của hệ thống an ninh vì nó thực thi các lệnh đã lập trình sẵn. Tùy thuộc vào việc bạn muốn gửi tín hiệu về di động, bật còi báo động, chuông báo động hay các lệnh khác để thực hiện quản lý. 

Ngoài ra còn có các loại còi hú báo động có thể tự điều khiển và thường được áp dụng trong các thiết kế thông minh hiện nay.

Bước 3: Còi hú báo động

Cuối cùng là bộ phận thực thi của còi hú báo động chống trộm, thường sẽ có các tín hiệu đèn báo động chớp tắt và còi hú. Với cơ chế hoạt động này, các bộ phận đều phải hoạt động một cách đồng bộ để đảm bảo tính an toàn cho con người, tài sản.

Với tình hình trộm cắp diễn ra nhiều như hiện nay, còi hú chống trộm chính là thiết bị vô cùng cần thiết cho mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh đó việc trang bị một hệ thống an ninh tích hợp sẽ giúp bạn quản lý được doanh nghiệp một cách chặt chẽ và toàn diện nhất.

 Liên hệ với Tân Bảo Sài Gòn theo số Hotline (028) 5431 4242 ngay hôm nay để được tư vấn hỗ trợ giải đáp các vấn đề về mức độ bảo mật cũng như kinh phí lắp đặt một hệ thống an ninh giám sát phù hợp với công trình của mình!