Tại sao không sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi?

Tại sao không sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi?

Tại sao trong chăn nuôi không sử dụng thuốc kháng sinh? Và đâu là giải pháp thay thế kháng sinh...

Tại sao trong chăn nuôi không sử dụng thuốc kháng sinh? Và đâu là giải pháp thay thế kháng sinh trong chăn nuôi?

Việc sử dụng thuốc kháng sinh cho động vật không đúng cách có thể giúp vi khuẩn phát triển thành siêu vi khuẩn kháng thuốc. Bệnh do những siêu vi khuẩn này gây ra không có loại thuốc kháng sinh nào có thể chữa được nên tỷ lệ tử vong thường rất cao, có khi lên tới 100%.

Các giải pháp thay thế thuốc kháng sinh trong chăn nuôi

 1/ Tiêm phòng vắc xin

Việc tiêm phòng vắc xin sẽ giúp nâng sức đề kháng của vật nuôi. Ví dụ đối với lợn: cần tiêm phòng cho lợn con và đặc biệt là lợn mẹ. Trong quá trình mang thai, kháng thể của mẹ không có khả năng truyền qua nhau thai để vào thai. Nếu tiêm vắc xin cho mẹ, sữa đầu sẽ chứa kháng thể, lợn con sẽ nhận được kháng thể của mẹ qua sữa đầu (65-90% IgG sẽ chuyển thành IgA trong quá trình lợn nái tiết sữa).

2/ Vệ sinh chuồng trại

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn sinh học và hạn chế tối đa các stress, nhất là stress nhiệt. Vì trong điều kiện vệ sinh kém kết hợp với stress nhiệt, con vật dễ bị nhiễm độc.

3/ Bảo vệ sức khỏe ruột của con vật

Ruột là nơi tiêu thụ thức ăn, đường ruột khỏe thì khả năng hấp thu thức ăn tốt, thành ruột ngăn ngừa hiệu quả độc tố và nguồn bệnh, hệ miễn dịch ruột (chiếm 70-80% năng lực miễn dịch của cơ thể) sản sinh đầy đủ kháng thể để bảo vệ ruột và toàn bộ cơ thể.

Các biện pháp bảo vệ sức khỏe ruột là cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng của khẩu phần theo một tỷ lệ cân đối phù hợp với nhu cầu của con vật; đặc biệt là cân đối axit amin để giảm protein tổng số; sử dụng các phụ gia có lợi cho sức khỏe ruột hay ngăn ngừa những tác nhân gây tổn hại đến sức khỏe ruột như: probiotic, prebiotic, axit hữu cơ, enzyme công nghiệp, các chất vô hoạt mycotoxin, các chất chống oxy hóa và thảo dược.

4/ Cải thiện nguyên liệu thô

Các nhà máy sản xuất thức ăn và người chăn nuôi đầu tiên phải chọn nguyên liệu phù hợp để tạo ra hỗn hợp thức ăn thích hợp. Các nguyên liệu như cám gạo, lúa gạo có thể bị nhiễm nấm mốc và nấm men nặng, và do đó sẽ sản sinh độc tố. Việc sử dụng chúng phải được tối ưu hóa trong các tổ hợp công thức hiện đại. Các chất ức chế nấm mốc có thể được sử dụng để làm giảm nấm mốc; tuy nhiên, thời điểm được áp dụng là khi các độc tố như độc tố nấm mốc hoặc nội độc tố đã được hình thành.

Tác hại của việc sử dụng kháng sinh không phải con người ăn sản phẩm chăn nuôi có tồn dư kháng sinh sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe ngay vì liều lượng rất thấp. Lo ngại ở đây chính là việc phát hiện kháng sinh trong thịt, minh chứng của việc lạm dụng, sử dụng bất hợp pháp hoặc sử dụng không khoa học kháng sinh trong chăn nuôi sẽ làm tăng nguy cơ kháng thuốc của vi sinh vật, đặc biệt là vi sinh vật gây bệnh dẫn tới việc chữa trị bệnh bằng kháng sinh sau này gặp rất nhiều khó khăn.

Việc lạm dụng kháng sinh, hóa chất cấm là vấn nạn trong chăn nuôi cần phải giải quyết sớm và triệt để. Từ đầu năm 2018, Việt Nam đã cấm sử dụng các loại kháng sinh cho mục đích sinh trưởng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và chỉ cho phép sử dụng trong sản xuất con giống. Đặc biệt, theo lộ trình đến năm 2020, Việt Nam sẽ dừng hẳn việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.